Bí Mật Apple

0
292
Bí Mật Apple
Tác Giả:

Vui lòng chọn định dạng file để tải.

SUY NGẪM LẠI VỀ NGHỆ THUẬT LÃNH ĐẠO

Vào ngày Steve Jobs từ chức Giám đốc điều hành của Apple, 24/08/2011, ông đã tham dự một cuộc họp của hội đồng quản trị. Dạo đó, Jobs đang ốm nặng và ông quyết định đã đến lúc bàn giao vị trí của mình. Ngày hôm đó, ông trở thành chủ tịch Hội đồng quản trị, mang đến cho các nhân viên, khách hàng cũng như nhà đầu tư của Apple niềm hy vọng rằng ông sẽ tiếp tục ở lại và sử dụng ảnh hưởng của mình với công ty thêm một thời gian nữa.

Đam mê lớn nhất của Jobs là sản phẩm. Dù hôm đó, ông đến cuộc họp là để đích thân thông báo quyết định từ chức với các thành viên hội đồng quản trị, nhưng Jobs, cũng biết rõ mình có thể nhìn thấy những “món quà” mới nhất của Apple. Thực ra, còn nhiều tuần nữa Apple mới cho ra mắt thế hệ iPhone mới nhất của hãng, sản phẩm lần đầu tiên được đi kèm với Siri, phần mềm trợ lý cá nhân được trang bị sức mạnh của trí tuệ nhân tạo. Tương tự như chiếc máy tính HAL trong tác phẩm điện ảnh 2001: A Space Odyssey của đạo diễn Stanley Kubrick, Siri có khả năng trả lời câu hỏi. Nó nói chuyện với chủ nhân của mình. Phần mềm này đã bước đầu thực hiện một trong những hứa hẹn về cuộc cách mạng máy tính mà Steve Jobs đã góp phần khơi mào 25 năm trước, với mục tiêu khai thác triệt để sức mạnh của máy tính để nâng cao chất lượng cuộc sống con người.

Scott Forstall, giám đốc phụ trách mảng phát triển phần mềm di động của Apple, đang trình bày trước Hội đồng quản trị về tính năng của Siri thì bị Jobs đột ngột ngắt lời. “Cho tôi xem cái điện thoại nào,” Jobs nói, tỏ ý muốn trực tiếp thử nghiệm công nghệ hỗ trợ cá nhân này. Forstall, vốn đã làm việc cho Jobs trong cả sự nghiệp của mình, từ thời kỳ ở NeXT cho tới sau đó là Apple, tỏ ra do dự. Anh là một kỹ sư hội tụ sức hút, tham vọng, uy tín và trí tuệ nguyên bản của Jobs. Nhưng sự do dự của Forstall hoàn toàn có cơ sở: Toàn bộ sức hấp dẫn của Siri nằm ở khả năng nhận diện giọng nói của chủ nhân theo thời gian thông qua việc thích ứng dần với các thói quen và thu thập thông tin cá nhân của người đó. Thiết bị như một chiếc găng tay bóng chày may vừa khít bàn tay người sở hữu, và mẫu thiết bị này nhận diện được Forstall. Vì đủ loại lý do – bản tính nóng nảy thiếu kiên nhẫn của Jobs, tính chất nhạy cảm của ngày hôm nay và sự căng thẳng khi đưa ra một sản phẩm vẫn chưa hoàn thiện dù đã sắp đến ngày ra mắt – Forstall không muốn đưa chiếc điện thoại cho Jobs. “Cẩn thận đấy,” anh nói với một người cả đời chưa bao giờ biết đến sự cẩn thận. “Tôi đã cài đặt nó phù hợp với giọng tôi.”

Hiển nhiên, Jobs không bao giờ chấp nhận câu trả lời không. “Đưa tôi chiếc điện thoại,” ông gầm lên, buộc Forstall phải đi vòng quanh bàn đưa thiết bị đó cho ông. Jobs, người đàn ông ốm yếu vốn trực tiếp giám sát quá trình mua công ty non trẻ đã phát minh ra công nghệ Siri, ngó ngoáy vài cái trên máy tính. Rồi ông quay lại chỗ ngồi, hỏi, “Siri, cậu là đàn ông hay đàn bà?” Siri trả lời, “Tôi chưa được lập trình giới tính, thưa ngài.” Tiếng cười bật lên, và không khí nhẹ nhõm hơn hẳn.

Câu trả lời về giới tính của Siri có lẽ là giây phút thư giãn nhất trong cuộc họp Hội đồng Quản trị căng thẳng; nhưng khi Jobs giật lấy mô hình thử nghiệm iPhone, nỗi lo lắng chắc chắn đã choán hết người Forstall. Cảnh tượng này đã minh họa cho rất nhiều quy tắc làm nên một Apple vĩ đại – nhưng cũng khác hẳn so với hầu hết công ty được coi như hình mẫu của nghệ thuật quản lý. Một công ty khổng lồ đã tập trung nguồn nhân lực xuất sắc nhất của mình vào một sản phẩm duy nhất. Sản phẩm được phát triển trong sự bí mật tuyệt đối, thiết kế và cơ chế hoạt động của chiếc điện thoại thể hiện sự tỉ mỉ đến từng chi tiết. Còn màn hình, lần cuối cùng, là đứa con tinh thần mang đậm dấu ấn khác biệt của vị giám đốc điều hành, vốn thể hiện những nét tính cách – tự phụ, thất thường, bất chấp cảm giác của người khác – thường bị xã hội gạt bỏ vì cho là tiêu cực. Nhưng có thật vậy không? Cách Apple kinh doanh và cách Hội đồng quản trị của nó điều hành công ty đã trở thành sự thách thức công khai đối với hàng bao nhiêu năm giảng dạy về kinh doanh trong trường học, khơi dậy câu hỏi: Thành công của Apple chỉ là trường hợp cá biệt, hay Apple đã có một phát kiến đáng cho phần còn lại của thế giới kinh doanh học theo?

Cũng hợp tình hợp lẽ khi hoạt động chính thức cuối cùng của Jobs là xem xét lại một chiếc iPhone, xét đến việc sự tự đổi mới của Apple cũng như sự thống trị của hãng suốt bốn năm vừa qua trên thị trường smartphone đã thể hiện những thế mạnh đặc biệt của Jobs và Apple. Khi ra mắt iPhone năm 2007, Jobs đã thay đổi hoàn toàn cục diện của Apple. Ông hình dung iPhone sẽ là một thiết bị mang tính cách mạng, kết hợp sự tiện lợi của smartphone với chức năng lưu trữ và nghe nhạc của iPod. Nếu sự tích hợp hai phát minh này vẫn chưa đủ tính thách thức, thì còn có áp lực phụ đòi hỏi thiết bị tạo ra phải có thiết kế hoàn hảo, giao diện phần mềm thân thiện và một yếu tố gây ấn tượng mạnh mẽ (chẳng hạn màn hình siêu cảm ứng?).