Nước Đức Thế Kỷ XIX

0
6

Nước Đức thế kỷ 19 từ một dân tộc thất trận, lạc hậu đã vươn lên thần kỳ bằng ba cuộc cách mạng ngoạn mục nhất trong lịch sử: công nghiệp, giáo dục và khoa học, trở thành người khổng lồ trong lòng châu Âu, có những cống hiến to lớn cho thế giới. Nước Đức cũng mở ra cho các dân tộc đi sau khả năng có thể trở thành một quốc gia công nghiệp hùng cường ngang bằng với đế chế Anh lâu đời mà con đường tiến hóa lên có thể khác. Các đại biểu Nhật Bản Minh trị trong chuyến thăm Berlin 1873 đã có thêm kinh nghiệm để học hỏi.

Sức bật của dân tộc Đức có nền văn hóa cao, sau khi được cởi trói về chính trị, của lòng ái quốc và những đam mê xem khoa học, văn hóa là những loại tôn giáo thiêng liêng trong đời thường là một cuộc hóa thân thần kỳ rất đáng ngưỡng mộ.

Thế kỷ 19 là thế kỷ “big bang” của Đức. Sự thất trận chua cay trước Napoleon đã đánh thức hoàn toàn tinh thần yêu nước của dân tộc Đức, nhất là giới tinh hoa, và đánh thức thiên tài của dân tộc này từ chiều sâu của nó trỗi dậy sau bao nhiêu năm xếp lại đôi cánh, sống bó mình trong những quan hệ bẩn chật.

Nước Đức, trong tình trạng lạc hậu của mình, đã có tham vọng lớn cùng một lúc thực hiện ba nhiệm vụ chiến lược liên kết nhau: Cách mạng công nghiệp, cách mạng giáo dục và cách mạng khoa học. Để làm những điều đó, Phổ tiến hành cởi trói nông dân khỏi chế độ nông nô để họ trở thành những công dân tự chủ; cởi trói doanh nhân, công nhận quyền tư hữu, quyền tự do kinh doanh; thiết lập bộ máy hành chánh mới hợp lý để phục vụ công cuộc đổi mới; cải tổ giáo dục toàn dân, phát triển giáo dục đại học lên tầm cao, biến đại học thành những trung tâm nghiên cứu và học thuật hàng đầu thế giới; thống nhất hơn 350 tiểu vương quốc Đức; tiến hành công nghiệp hóa, xây dựng hệ thống đường sắt khắp nước như đầu tàu kinh tế, từng bước tự chế tạo máy, và công cụ, là những thứ thuộc về nền tảng của công nghiệp hóa; phát triển tiềm năng lớn nhất là “vốn trí tuệ” (capital of mind) như nhà kinh tế Friedrich List của Đức nói. Phải tiến lên công nghiệp hóa đất nước, đó là mệnh lệnh, bởi vì công nghiệp, industry, mới là sức bật của kinh tế, chứ không phải nông nghiệp hay thương mại. Tăng trưởng công nghệ là nguyên cớ chính của tăng trưởng kinh tế. Không có tăng trưởng công nghệ, kinh tế sẽ sa vào bãi lầy của sự trì trệ.

LEAVE A REPLY

Please enter your comment!
Please enter your name here