Trẻ Cứng Đầu Phải Làm Sao

0
297
Trẻ Cứng Đầu Phải Làm Sao
Chuyên mục: Nuôi Dạy Con

Vui lòng chọn định dạng file để tải.

Cuốn sách “Trẻ cứng đầu phải làm sao thực là cuốn cẩm nang hay dành cho các bậc cha mẹ đang gặp những vấn đề nhức nhối về việc dạy con cái, đặc biệt là đối với những trẻ “Cứng đầu” không nghe lời, hay quậy phá. Có thể nói những cách thức, phương pháp được đề cập trong cuốn sách hết sức đơn giản và có thể áp dụng một cách dễ dàng, nhưng cái khó của nó là chỗ phải kiên trì và duy trì hàng ngày. Đặc biệt phải Luôn “kiên định” có nghĩa là phải tỏ ra thống nhất trong suốt quá trình thực hiện, dự đoán trước, vượt lên những khó khăn, hành động trước khi mọi thứ trở nên trầm trọng.

Cuốn sách đưa ra lời giải đáp cho các bậc phụ huynh về thái độ khó bảo của con cái. Trẻ em hay tỏ ra bướng bỉnh, một số đứa trẻ lại luôn luôn có thái độ chống đối, không vâng lòi, thậm chí thách thức. Biểu hiện hành vi đó đã tạo nên một cách thức quan hệ phổ biến của trẻ. Với những đứa trẻ này, thái độ tiêu cực đó sẽ trở thành một cách sống, một thứ ngôn ngữ nói cũng như ngôn ngữ hình thể, một thái độ mà trẻ vừa như không thể, vừa như không muốn loại bỏ. Thái độ chống đối, không vâng lòi và thách thức của trẻ có thể khiến cho cả một gia đình rơi xuống địa ngục, gây nên sự hiểu lầm, ngờ vực giữa cha mẹ và con cái. Từ đó, ở trẻ xuất hiện những cuộc trao đổi cụt ngủn với lời lẽ và đôi khi cả hành động hung bạo. Ngày càng nhiều bậc phụ huynh có nhu cầu tư vấn để nhằm tìm ra giải pháp khi con cái họ không vâng lời, có hành vi cắn, đánh, chống đối, không chịu thay quần áo hay không chịu đi ngủ.

Những biểu hiện về hành vi giao tiếp đó của trẻ hẳn có căn nguyên từ một sự bất ổn, những căng thẳng trong gia đình hay những khó khăn về mặt tâm lý hoặc tâm thần trẻ. Chính vì vậy, không thể chỉ đưa ra giải pháp duy nhất cho một hành vi khó bảo. Giải pháp tốt nhất được đưa ra phải dựa trên những đặc điểm tâm lý của bản thân đứa trẻ, cũng như dựa vào hoàn cảnh sống xung quanh, và tùy theo từng trường họp có thể nhờ đến sự can thiệp từ bên ngoài, một nhân vật trung gian hoặc bác sĩ tâm lý.

Trong phần lớn các trường hợp, chúng ta phải can thiệp kịp thời đối với những tình huống đặc biệt nghiêm trọng, cha mẹ nên khuyên bảo và phải xử lý tận gốc dựa trên hành vi có vấn đề của trẻ. Sau đó, cần phải huy động tới những liệu pháp chuyên biệt hơm. Ngay khi xuất hiện những thái độ bất bình thường, thì cần phải can thiệp sớm nhất có thể. Những liệu pháp hành vi có mục đích là điều chỉnh những hành vi lệch lạc. Đứa trẻ phá hỏng đồ chơi, phải làm gì đây? vấn đề đây không phải là việc trả lời cho câu hỏi “tại sao?”, mà là “làm thế nào để điều chỉnh hành vi của trẻ?” Nếu như việc lẩn tránh câu hỏi “tại sao?” là không nên, thì việc đề cập đến câu hỏi “giải quyết như thế nào?” cũng mang tính chất hết sức căn bản.

Deanna Canonge, bác sĩ tâm lý học người Mỹ từng giảng dạy tại Chicago, đã truyền đạt

kinh nghiệm của một bác sĩ điều trị hành vi ứng xử đến cho các bậc cha mẹ. Trong quá trình làm việc ở Pháp, bà đã có dịp tiếp xúc vói những đứa trẻ và bố mẹ chúng, những người đang đi tìm lòi khuyên để dạy dỗ và uốn nắn hành vi của con cái mình. Tại Pháp, những phưong pháp này vẫn còn ít được biết đến, không được đánh giá cao và đôi khi còn bị quy kết là “mang đậm phong cách Mỹ”, dù vậy chúng vẫn có ưu điểm lớn trong việc phác họa được hướng xử trí rõ ràng và làm yên lòng trẻ nhờ một khuôn khổ mang tính giáo dục và quan hệ hết sức “an toàn”. Những phưong pháp này tránh được các phản ứng làm mất hòa khí gia đình, hướng tói tất cả các bậc làm cha làm mẹ có nhiều khả năng phải đối mặt vói những hành vi có vấn đề của con cái. Đặc biệt, chúng hết sức phù họp vói các bậc cha mẹ của những bé có các hành vi khó bảo trong cuộc sống thường ngày thuộc phạm trù các rối nhiễu, đặc biệt như rối nhiễu vì thiếu tập trung có thể đi kèm vói biểu hiện quá hiếu động, những rối nhiễu chống đối đi kèm thái độ khiêu khích hay các rối nhiễu trong cách cư xử. Các phưong pháp này cũng được áp dụng nhằm phòng ngừa hành vi tiêu cực ở trẻ nhỏ, đối tượng mà những giói hạn mang tính giáo dục đôi khi còn quá mơ hồ và không ổn định. Trẻ luôn tìm cách kiểm soát môi trường xung quanh để gây ảnh hưởng đến người lớn và biến mình trở thành “Ông vua con” trong gia đình.