Trộm Lấy Cơ May Từ Vận Rủi

0
280
Trộm Lấy Cơ May Từ Vận Rủi
Tác Giả:

Vui lòng chọn định dạng file để tải.

Chuyện đang ở trước mặt bạn đây. Vấn đề này. Trở ngại này – một chuyện không được lường trước, đầy rắc rối và làm bạn tức điên, đang cản trở bạn làm việc mình muốn. Điều mà bạn khiếp sợ hoặc hy vọng rằng sẽ không bao giờ xảy ra. Nếu điều đó không tệ đến mức đó thì sao?

Sẽ ra sao nếu trong đó có sẵn những lợi ích nhất định dành riêng cho bạn? Bạn sẽ làm gì? Bạn nghĩ phần lớn mọi người sẽ làm gì?

Có lẽ điều họ thường làm và cũng là điều chính bạn đang làm là: không làm gì cả.

Hãy trung thực: phần lớn chúng ta đều khiếp sợ. Dù mục tiêu cá nhân của chúng ta là gì, phần lớn chúng ta thường ngồi đờ đẫn trước những trở ngại hiển hiện trước mắt.

Chúng ta hy vọng là không phải vậy. Nhưng đúng là thế đấy.

Những thứ ngăn cản chúng ta rất rõ ràng. Từ các vấn đề mang tính hệ thống: các thể chế mục ruỗng, thất nghiệp gia tăng, chi phí giáo dục tăng vọt, các thảm họa công nghệ… đến các vấn đề mang tính cá nhân: bạn quá thấp, quá già, quá sợ hãi, quá nghèo, quá căng thẳng, không có các mối quan hệ, không có người nâng đỡ, không có sự tự tin. Chúng ta quá tài giỏi trong việc kìm hãm bản thân!

Mỗi trở ngại thường mang tính duy nhất đối với mỗi người. Nhưng phản ứng mà nó tạo ra là giống nhau: Sợ hãi. Bối rối. Tuyệt vọng. Trầm cảm. Và giận giữ.

Bạn biết mình muốn làm gì, nhưng dường như một kẻ thù giấu mặt đang túm lấy bạn, đè bạn xuống bằng những chiếc gối. Bạn cố gắng tới một nơi nào đó, nhưng thường xuyên có thứ gì đó chặn đường, đeo bám và phá hủy từng bước tiến của bạn. Bạn chỉ có đủ tự do để thấy mình có thể tiến lên, chỉ vừa đủ để cảm thấy mình có lỗi khi dường như không thể đi tiếp hoặc lấy đà tiến lên.

Chúng ta không hài lòng về công việc, về các mối quan hệ và vị trí của mình trên thế giới này. Chúng ta cố gắng đến một đích nào nó, nhưng có thứ gì đó ngáng đường.

Vì thế chúng ta chẳng làm gì cả.

Chúng ta đổ lỗi cho cấp trên, cho nền kinh tế, cho các chính trị gia và người khác. Chúng ta tự coi mình là kẻ thất bại hoặc cho rằng những mục tiêu của chúng ta là bất khả thi. Trong khi đó, chỉ có một thứ duy nhất có lỗi: thái độ và cách tiếp cận của chính chúng ta.

Có vô số những bài học (và sách) nói về việc đạt được thành công, nhưng chưa có ai từng dạy chúng ta cách vượt qua thất bại, cách suy nghĩ về những trở ngại, cách ứng xử và chiến thắng nó. Và thế là chúng ta mắc kẹt. Khi bị tấn công từ mọi phía, phần lớn mọi người trở nên mất phương hướng, bị động và lúng túng. Chúng ta không biết phải làm gì.

Nhưng không phải tất cả đều hoảng sợ. Chúng ta kinh ngạc khi thấy có những người đã biến chính những trở ngại – thứ đã khiến chúng ta rối bời – thành bệ phóng cho họ. Họ làm như thế nào? Bí mật là gì?

Các thế hệ đi trước không có nhiều công cụ và mạng lưới an toàn bằng chúng ta khi đối mặt với những vấn đề tồi tệ. Họ cũng phải đương đầu với những vấn đề tương tự ngày nay, cộng thêm những vấn đề mà họ phải vất vả để loại bỏ khỏi con cái của họ và người khác. Vậy mà… chúng ta vẫn mắc kẹt.

Những con người này có gì mà chúng ta thiếu? Rất đơn giản: một phương pháp và một khuôn khổ cho việc hiểu, đánh giá và hành động để đáp lại những trở ngại mà cuộc đời gây ra cho chúng ta. Với John D. Rockefeller, đó là giữ một cái đầu lạnh và tinh thần kỷ luật. Với Demosthenes, nhà hùng biện thành Athen, đó là sự đốc thúc không ngừng để hoàn thiện bản thân qua những hành động thực tế. Với Abraham Lincoln, đó là sự khiêm nhường, sự quyết tâm và lòng trắc ẩn.

Có nhiều cái tên bạn sẽ bắt gặp nhiều lần trong quyển sách này: Ulysses S. Grant, Thomas Edison, Margaret Thatcher, Samuel Zemurray, Amelia Earhart, Erwin Rommel. Dwight D. Eisenhower, Richard Wright, Jack Johnson, Theodore Roosevelt, Steve Jobs, James Stockdale, Laura Ingalls Wilder, Barack Obama.

Một số người trong họ đã đối mặt với những tai ương không thể tưởng tượng nổi, từ bị bỏ tù tới bệnh tật hiểm nghèo, bên cạnh những rắc rối thường nhật không khác gì chúng ta. Họ đã đương đầu với sự cạnh tranh, khủng hoảng chính trị, bi kịch cá nhân, sự phản kháng, sự bảo thủ, sự đổ vỡ, sự căng thẳng và khủng hoảng kinh tế. Hoặc tệ hơn thế.

Dưới những áp lực đó, các cá nhân này đã tự chuyển hóa. Giống như Andy Grove, cựu giám đốc điều hành của Intel, đã mô tả về những gì đã xảy ra với các công ty trong thời gian khủng hoảng: “Các công ty tồi bị khủng hoảng xóa sổ, các công ty tốt trở nên tốt hơn nhờ khủng hoảng.”

Các cá nhân vĩ đại cũng như các công ty vĩ đại luôn tìm ra cách để biến điểm yếu thành sức mạnh. Đó quả là một thành tựu đáng kinh ngạc và cảm động. Họ nắm lấy chính những thứ có thể đã kìm hãm họ – cũng có thể là những gì đang kìm hãm bạn ngay lúc này, và tựa vào chúng để tiến lên.

Cuối cùng thì ai cũng biết, có một thứ mà tất cả những người đàn ông và phụ nữ vĩ đại trong lịch sử đều có. Như khí oxy đối với lửa, các trở ngại biến thành nhiên liệu cho tham vọng của họ. Không gì có thể chặn họ, không gì đã và sẽ làm họ phải nản lòng hay từ bỏ. Mỗi khó khăn chỉ khiến cho ngọn lửa trong họ cháy dữ dội hơn mà thôi.

Những con người này đã đảo ngược trở ngại. Họ sống theo lời răn của Marcus Aurelius1 và đi theo phương châm của một nhóm mà triết gia cổ đại Cicero thuộc trường phái khắc kỷ2 gọi là “những triết gia đích thực”, dù ông chưa bao giờ đọc các tác phẩm của họ. Những người này có khả năng nhìn thấy rõ bản chất của những trở ngại, có tài năng để xử lý chúng và một ý chí để đương đầu với một thế giới gần như vượt khỏi tầm kiểm soát và khả năng thấu hiểu của họ.

Hãy trung thực. Trong phần lớn thời gian, chúng ta không phải đối mặt với những tình thế khủng khiếp. Thay vào đó, chúng ta chỉ đối mặt với một vài bất lợi nhỏ, mắc kẹt trong những tình thế không được thuận lợi cho lắm, hoặc thấy mình không đủ tầm, kiệt sức khi đang cố gắng làm việc gì đó. Vậy thì hãy áp dụng tư duy tương tự. Đảo ngược nó. Tìm ra một số lợi ích trong nó. Biến nó thành nhiên liệu.

Điều đó đơn giản. Đơn giản, nhưng tất nhiên không dễ dàng.

Đây không phải là cuốn sách nói về sự tích cực mơ hồ. Đây không phải là cuốn sách khuyên bạn phủ nhận thực tế rằng mọi thứ đang tồi tệ hay kiềm chế việc đáp trả khi bị người khác làm cho khốn đốn. Trong cuốn sách này sẽ không có các câu nói truyền thống hay những thành ngữ đáng yêu nhưng vô dụng.

Đây cũng không phải là một nghiên cứu mang tính học thuật hay lịch sử về triết học khắc kỷ. Đã có rất nhiều công trình về triết học khắc kỷ, phần lớn do những nhà tư tưởng vĩ đại nhất viết ra. Lặp lại những điều họ đã viết là không cần thiết – các bạn có thể tìm đọc bản gốc. Không có công trình triết học nào dễ đọc hơn chúng. Chúng dường như được viết ra vào năm ngoái chứ không phải ở thiên niên kỷ trước.

Nhưng tôi đã cố gắng để sưu tầm, thấu hiểu và bây giờ xuất bản những bài học và bí quyết của họ. Các triết gia cổ đại không quan tâm nhiều về quyền tác giả và tính sáng tạo – tất cả tác giả đã cố gắng để dịch và diễn giải sự thông thái của những bộ óc vĩ đại, được thể hiện trong sách, nhật ký, các bài hát, bài thơ và câu chuyện. Tất cả những kiến thức này đã được chắt lọc thông qua kinh nghiệm của nhân loại trong hàng ngàn năm.

Cuốn sách này sẽ chia sẻ với các bạn sự thông thái tập thể của họ, nhằm giúp bạn đạt được mục tiêu cụ thể và ngày càng cấp bách của mình: vượt qua các trở ngại. Trở ngại về tinh thần. Trở ngại về vật chất. Trở ngại về tình cảm. Và mọi trở ngại bạn đang bận tâm.

Chúng ta đối mặt với nó hằng ngày và toàn xã hội đều bị nó làm cho tê liệt. Nếu tất cả những gì cuốn sách này có thể làm là giúp cho việc đối mặt và tháo gỡ những chướng ngại này trở nên dễ dàng hơn chút ít, như vậy là đủ rồi. Nhưng tôi có mục tiêu cao hơn. Tôi muốn chỉ cho bạn cách biến trở ngại trở thành lợi thế.

Vì vậy, đây sẽ là cuốn sách nói đến thực tế trần trụi và những câu chuyện trong lịch sử về sự kiên trì không mệt mỏi và tài năng không thể đánh bại. Nó dạy bạn cách thoát khỏi bế tắc, khỏi sự tồi tệ và cách tự giải phóng, cách biến những tình huống tiêu cực chúng ta gặp phải trong cuộc sống thành những điều tích cực, hoặc ít nhất là nắm lấy bất cứ lợi ích nào từ chúng – cách lấy trộm vận may từ vận rủi.

Không chỉ là: Làm thế nào để tôi nghĩ rằng điều đó không tệ đến thế? Không, cuốn sách này sẽ khiến bạn thấy điều đó nhất định là một điều tốt – một cơ hội để có một vị trí mới, để tiến lên và đi về hướng tốt hơn. Không phải là “hãy tích cực” mà là học cách không ngừng sáng tạo và nắm được cơ hội.

Không phải là: Điều này không đến nỗi tệ, mà là: Tôi có thể biến điều này thành điều tốt.

Bởi vì chúng ta có thể làm được. Trong thực tế, nó đã và đang xảy ra hằng ngày. Đó sẽ là quyền lực mà chúng ta sẽ giải mã trong cuốn sách này.