Bài Học Israel – Nguyễn Hiến Lê

0
15
Trong Đời viết văn của tôi (Nxb Văn hoá Thông tin, 2006 – về sau viết là ĐVVCT), mục nói về tạp chí Bách Khoa, cụ Nguyễn Hiến Lê cho biết:“Từ 1963 tôi viết nhiều bài đả đảo chính sách của bọn thực dân cả Đông lẫn Tây ở bán đảo Ả Rập, và đề cao tinh thần đấu tranh của các nước Hồi giáo trên bán đảo đó. Sau tôi dùng các bài đó cho vào hai cuốn Bài học Israël xuất bản năm 1968 và Bán đảo Ả Rập xuất bản năm 1969” (ĐVVCT, trang 193).Có lẽ là “từ năm 1962”, cụ Nguyễn Hiến Lê nhớ lầm thành “Từ năm 1963”[1], bảng kê các bài đăng trên Bách khoa năm 1962 (ĐVVCT, tr. 350-351) có các bài sau đây mà tôi đoán là cụ đã đưa vào cuốn Bài học Israël:Số 125: Quốc gia IsraëlSố 123: Vụ ExodusSố 122: Từ vụ Dreyfus tới L’État juifSố 138: I. P. Semmelweiss

Cũng trong ĐVVCT, cụ Nguyễn Hiến Lê cho biết 3 cuốn sử mà cụ đắc ý là: Đông Kinh nghĩa, Bài học IsraëlBán đảo Ả Rập. Cụ bảo:

“Hai cuốn nữa tôi cũng đắc ý là: Bài học Israël và Bán đảo Ả Rập. Tài liệu về hai cuốn đó, tôi thu thập trong năm sáu năm được khá nhiều. Hồi đó, may mắn một người cháu tôi – Tô Lệ Hằng, đi du lịch ở Israël, gởi về cho tôi một số tài liệu mà người khác không có được, nhờ vậy phần III cuốn Bài học Israël, nhất là về các nông trường Kibboutz, Mochav Ovedim, Mochav Chitoufi, tôi viết rất đầy đủ, nhiều độc giả chú ý tới.

Dân tộc Israël có thể làm gương cho ta về đức đoàn kết, anh dũng, kiên nhẫn và về tài tổ chức. Nhưng họ thành công rồi thì hoá ra kiêu căng, có óc thực dân, tôi không ưa.

Tôi thích cuốn Bán đảo Ả Rập hơn. Các dân tộc Ả Rập đau khổ chiến đấu, bị liệt cường chia rẽ, thao túng, cứ ngoi lên được một chút thì lại bị dìm xuống; tình cảnh, thân phận của dân tộc Irak trước cách mạng 1958 thật giống dân tộc mình thời đó. Những chương chúng tôi viết về lịch sử kiến quốc của Ả Rập Seoudite, về cuộc cách mạng của Ai Cập, của Irak là những chương tôi thích nhất. Có những nhân vật y như trong Đông Chu liệt quốc. Đời một dân tộc cũng như của một cá nhân, trong thời đau khổ chiến đấu mới có nhiều trang sử hay”. (ĐVVCT, tr. 235-236).

Cuốn Bài học Israël do Cơ sở xuất bản Phạm Quang Khai in lần đầu vào năm 1968. Đến cuối năm 1973, cụ Nguyễn Hiến Lê bổ sung 2 phụ lục và giao cho nhà Duy Tuệ tái bản.

LEAVE A REPLY

Please enter your comment!
Please enter your name here