Nhân Tố Enzyme – Phương Thức Sống Lành Mạnh

0
412
Nhân tố Enzyme – Phương thức sống lành mạnh
Tác Giả:

Vui lòng chọn định dạng file để tải.

Cuốn sách “Nhân tố Enzyme – Phương thức sống lành mạnh” của bác sĩ Hiromi Shinya giới thiệu tới bạn đọc về phương pháp sống lâu và khỏe mạnh mà ông đã dày công nghiên cứu cùng với sự trợ giúp của đông đảo các bệnh nhân của ông.

Nhân tố Enzyme là gì? nó có lợi như thế nào cho sức khỏe:

Nhân tố Enzyme (tên tiếng Anh là The Enzyme Factor) được viết bởi bác sĩ Hiromi Shinya sẽ giới thiệu cho bạn một chế độ dinh dưỡng khoa học, những nhận định sai lầm về cách ăn uống, cách lắng nghe cơ thể, các thói quen tốt cần duy trì…

Trước hết ta đặt câu hỏi làm thế nào để có thể sống lâu và khỏe mạnh? Nếu nói ngắn gọn trong một câu thôi thì đó là sống mà không tiêu tốn hết “enzyme diệu kỳ”.’

Từ kết quả lâm sàng khi tiến hành kiểm tra dạ dày của hơn 300.000 người, bác sĩ Hiromi Shinya đã rút ra kết luận: “Người có sức khỏe tốt là người có dạ dày đẹp, ngược lại, người có sức khỏe kém là người có dạ dày không đẹp.”

Có lẽ sẽ có nhiều người thắc mắc về cụm từ “enzyme diệu kỳ”. Nói một cách đơn giản, “enzyme diệu kỳ” là enzyme nguyên mẫu của hơn 5.000 loại enzyme trong cơ thể, đảm nhiệm các hoạt động duy trì sự sống của con người. Các ezyme cần thiết này hình thành ngay trong tế bào của cơ thể sống và chúng ta còn có thể tự tổng hợp enzyme qua các bữa ăn hàng ngày.

Bác sĩ Hiromi Shinya – tác giả cuốn sách “Nhân tố Enzyme” ông là ai?

Hiromi Shinya – người từng khiến cả thế giới kính nể vì phương pháp phẫu thuật cắt bỏ polyp đại tràng thành công mà không cần phẫu thuật mở ổ bụng. Hiromi Shinya trở thành trưởng khoa nội soi dạ dày của một bệnh viện lớn ở Mỹ khi mới ba mươi tuổi. Ông đã khám cho hơn 300.000 bệnh nhân. Trong suốt gần 40 năm làm bác sĩ, Hiromi Shinya chưa một lần bị bệnh và chỉ đi khám một lần duy nhất năm 19 tuổi vì bị cúm.

Để có được cơ thể khỏe mạnh, dẻo dai như vậy, theo ông dù công việc vất vả đến đâu ta vẫn phải duy trì phương pháp ăn uống lành mạnh và thói quen sinh hoạt khoa học.

Với cương vị là một bác sĩ, Hiromi Shinya chỉ ra rằng khi đường ruột sạch, dạ dày đẹp, bạn mới có thể sống thọ và khỏe mạnh. Ông ví dạ dày, đường ruột là “vị tướng” và “tràng tướng”, nếu giữ được hai vị tướng tốt đồng nghĩa với việc ta có một sức khỏe tốt.

Với mong muốn giúp đỡ mọi người có một cuộc sống lành mạnh, Hiromi Shinya đã cho ra đời tác phẩm Nhân tố Enzyme. Cuốn sách mang đến cho bạn đọc những phương pháp sống lâu, khỏe mạnh từ việc không tiêu tốn hết “enzyme diệu kỳ”.

Bên cạnh đó, Nhân tố Enzyme khiến bạn phải giật mình khi nhận ra những suy nghĩ được cho là tốt với sức khỏe lại chứa nhiều yếu tố gây hại trong cơ thể.

Nhìn nhận ở góc độ của bác sĩ nội soi dạ dày, Hiromi Shinya khẳng định:

  • Ăn sữa chua mỗi ngày để cải thiện tiêu hóa; đun sôi nước trước khi uống để loại bỏ clo tồn dư trong nước máy; hạn chế ăn tinh bột như cơm, bánh mỳ để tránh thừa cân; ăn hoa quả dễ béo nên hạn chế ăn, thay vào đó bổ sung vitamin bằng các thuốc bổ trợ; uống sữa bò mỗi ngày để phòng tránh tình trạng thiếu canxi… là quan điểm sai lầm. Thậm chí phản tác dụng gây ảnh hưởng đến dạ dày và đường ruột.

Một thực tế cho thấy hơn một nửa người Mỹ uống sữa bò mỗi ngày nhưng vẫn than phiền vì bệnh loãng xương, người Nhật uống trà có hàm lượng catechin cao đều có dạ dày xấu…

Hay những lời quảng cáo về thực phẩm như không ăn thịt cơ bắp không phát triển; không ăn thịt sẽ đẩy nhanh quá trình lão hóa và phá hoại sức khỏe của bạn… không hoàn toàn chính xác. Ông so sánh voi hay hươu cao cổ là động vật ăn cỏ nhưng trọng lượng lại gấp nhiều lần hổ và sư tử để nhấn mạnh đó chỉ là quảng cáo.

Với các loại thuốc, Hiromi Shinya khẳng định “về cơ bản, tất cả các loại thuốc đều là ‘thuốc độc’ với cơ thể”. Có nhiều người từ bỏ thuốc Tây và tin tưởng lựa chọn Đông y vì nghĩ không có tác dụng phụ gây hại cho sức khỏe. Nhưng thực tế không phải vậy, dù bạn dùng thuốc gì cũng đều gây hại cho cơ thể con người ở mặt nào đó. Nếu tác dụng thuốc càng nhanh độc tính càng mạnh.

Không chỉ đưa ra những nhận định sai lầm trong suy nghĩ của mọi người, cuốn sách Nhân tố Enzyme còn nêu lên những yếu tố để có bữa ăn lý tưởng. Bác sĩ Hiromi Shinya cho rằng bữa ăn nên chia theo tỉ lệ 85:15. Trong đó 85% khẩu phần ăn được làm từ thực vật (50% ngũ cốc, các loại hạt, đỗ và 35% rau, củ, quả), 15% là protein động vật (trứng, cá, lượng ít thịt gia súc, gia cầm).

Khi chế biến thực phẩm làm từ thực vật tác giả đưa ra lời khuyên nên luộc hoặc hấp để đảm bảo lượng dinh dưỡng, ngũ cốc nên chọn loại chưa qua tinh chế. Đối với thực phẩm động vật hãy lựa chọn các loại có thân nhiệt thấp hơn thân nhiệt người.

Ngoài việc cân nhắc chọn lựa thực phẩm, Nhân tố Enzyme đưa ra khuyến cáo không nên dùng bơ thực thực vật, sử dụng nhiều đồ chiên, rán. Trong quá trình ăn nên ăn ít, nhai kỹ. Bên cạnh đó, bạn cần tập thể dục thường xuyên, ngủ 6-8 tiếng một đêm và hạn chế sử dụng đồ uống có cồn, cà phê, đồ ăn ngọt…

Thực đơn lý tưởng cho một ngày theo tác giả nên bắt đầu bằng 2-3 cốc nước, dùng bữa sáng chủ yếu là trái cây, ăn trưa nhẹ nhàng bằng súp và kết thúc bữa tối bằng các loại rau hấp, cơm gạo lứt và một ít cá.

Đặc biệt trong cuốn sách Nhân tố Enzyme, Hiromi Shinya dành một chương nói về “kịch bản của sự sống”. Ông đánh đúng vào tâm lý của mọi người trong xã hội hiện đại, nhất là giới trẻ.

Để thỏa mãn dục vọng được ăn ngon, ta vượt ra khỏi giới hạn thực phẩm cho phép của tự nhiên; vì muốn canh tác an nhàn hơn ta cho ra đời các loại thuốc trừ sâu, thuốc bảo vệ thực vật; muốn có nhiều đất đai, tiền bạc, chúng ta đã tạo ra chiến tranh… Chính những ham muốn đó khiến ta phải trả giá bằng cả sức khỏe.

Trong sách, tác giả cũng hướng dẫn rất kỹ thói quen sống và sinh hoạt. Chính những thói quen này cũng rất ảnh hưởng đến sức khỏe và chất lượng sống của chúng ta. Tuy nhiên, có lẽ tôi sẽ viết 1 bài khác về vấn đề này.

Những người đã đọc cuốn sách nói gì về nó:

Tôi đã đọc “Nhân tố Enzyme – phương thức sống lành mạnh” 3 lần. Mỗi lần đọc thêm ngấm. Những gì bác sỹ Hiromi Shinya đúc kết trong 40 năm khám và chữa hơn 300.000 bệnh nhân thuyết phục tôi. Những bằng chứng rất thiết thực và khoa học. Tôi giật mình mỗi lần và nghĩ rất sâu rằng thứ tạo nên sức khỏe của tôi và bạn chính là những thói quen ăn uống, những hành động chúng ta đang làm mỗi ngày và sự duy trì không ngừng nghỉ của những hành động đó.

Tôi rất ấn tượng với báo cáo McGovern liên quan giữa thực phẩm và sức khỏe được công bố tại Mỹ. Trong báo cáo 5.000 trang này kết luận rất rõ rằng nguyên nhân gây nên nhiều căn bệnh nằm ở thói quen ăn uống sai lầm từ trước đến nay. Báo cáo cũng khẳng định rằng nếu không cải thiện thói quen ăn uống hiện nay thì không có cách nào giúp người Mỹ khỏe mạnh hơn.

Bạn sẽ giật mình và sẽ ngấm khi đọc các chương về “Tất cả các loại thuốc về cơ bản đều là thuốc độc”, rồi “Nếu không lắng nghe cơ thể thì không thể hiểu được”, “Chìa khóa của sức khỏe là số lượng enzyme”, “Tại sao không thể chữa bệnh ung thư bằng các loại thuốc chống ung thư”, “Uống nhiều sữa bò dẫn đến loãng xương”, “Bạn sẽ trở thành những gì bạn ăn”, “Ăn đồ ăn bị ô xy hóa, cơ thể cũng bị ô xy hóa theo”, “Các món dầu mỡ không thích hợp với người Nhật”, “Sữa bán trên thị trường có thể gọi là sữa bị gỉ”, “Sữa của bò vốn chỉ là đồ uống cho bê con”, “Thịt của các loài động vật có thân nhiệt cao hơn con người sẽ làm bẩn máu”, “Gạo trắng là gạo đã chết”, “Lý do khiến thói quen nhai kỹ và ăn no tám phần tốt cho cơ thể”, “Tại sao động vật ăn thịt lại ăn động vật ăn cỏ”,…

Đọc sách rất quan trọng. Tuy nhiên quan trọng hơn là đọc xong cần suy ngẫm, ghi chép và chuyển những kiến thức và đúc kết trong sách thành hành động để cảm nhận sự thay đổi mạnh mẽ trong cơ thể mình. Những cảm nhận ấy thật là tuyệt vời.

Chúng ta đang nỗ lực tu tập. Nếu chúng ta có 1 cơ thể khỏe mạnh, tỉnh táo khi được ăn thức ăn tốt, sinh hoạt điều độ, uống nước tốt, hấp thu dinh dưỡng đầy đủ, vận động thích hợp, nâng cao động lực sống thì chúng ta được sống hạnh phúc và người vui nhất chính là ta. Xin cảm ơn bác sỹ Hiromi Shinya rất nhiều.

LEAVE A REPLY

Please enter your comment!
Please enter your name here